Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2016

Hướng dẫn chọn lá dong và nguyên liệu để gói bánh chưng

Để bánh chưng được ngon, sau khi luộc bánh phải xanh, ăn mềm vừa phải, không nát, không cứng thì đòi hỏi kinh nghiệm lựa chọn nguyên liệu để làm bánh. Xin chia sẻ với các bạn các kiến thức cơ bản để chọn lá dong, gạo nếp, đỗ xanh và thịt làm nhân.
1. Chọn lá dong
Chọn loại lá bánh tẻ (không quá già hoặc quá non) thì mới dễ gói và bánh chưng mới có màu xanh đẹp, khổ lá rộng vừa phải, mỗi bánh chọn 4 chiếc lá. Truớc khi gói bánh, cần ngâm lá vào một chiếc chậu to chừng 30-45 phút, sau đó dùng khăn mềm để cọ rửa cả hai mặt lá cho sạch. Lá rửa xong rồi, dựng lên cho ráo nước. Sau đó dùng khăn khô và sạch lau lá cho thật khô, dùng dao sắc cắt bớt gân lá cho lá mềm, dễ gói, rồi mới bắt đầu gói bánh.
Lá dong gói bánh chưng ngon
Lá dong gói bánh chưng ngon
2. Chọn lạt để buộc bánh
Lạt gói bánh chưng là loại lạt dang, mỏng, mềm và dẻo dai. Mỗi một chiếc bánh cần khoảng 2-4 chiếc lạt tuỳ bạn muốn buộc hình chữ thập (2 lạt) hay hình vuông (4 lạt) trên bánh.
3. Chọn gạo nếp ngon
Bạn hãy chọn loại nếp có hạt đều, mẩy ngon nhất là loại nếp cái hoa vàng, vừa thơm vừa dẻo. Loại gạo nếp nương của Điện Biên cũng rất thơm ngon. Gạo phải ngâm ít nhất là 8 tiếng rồi mới đãi sạch sạn, để cho ráo nước, rồi mới gói bánh. Mỗi chiếc bánh có thể gói từ 0,5 đến 1kg gạo, tuỳ độ to nhỏ mà bạn thích.
Gạo nếp để gói bánh chưng
Gạo nếp để gói bánh chưng
4. Chọn đỗ xanh
Đỗ xanh hay còn được gọi là đậu tầm, đây là loại đậu hay được sử dụng làm giá đỗ. Khi chọn loại đỗ xanh tiêu, hạt nhỏ, ruột vàng thì sẽ thơm ngon hơn. Đỗ xanh xay vỡ, ngâm trong nước chừng 1-2 giờ rồi đãi sạch vỏ xanh, đồ chín, đánh tơi để làm nhân bánh. Tỷ lệ thông thường là “8 gạo: 2 đỗ”. Loại đỗ này bạn có thể mua tại các chợ quê thì chất lượng sẽ tốt hơn.
Đỗ xanh gói bánh chưng ngon
Đỗ xanh gói bánh chưng ngon
5. Chọn thịt tươi ngon
Chọn loại thịt 3 chỉ hoặc thịt vai sấn thì mới ngon; không nên chọn loại thịt quá nạc. Thịt rửa sạch thái thành các miếng dài chừng 5-7 cm, dày chừng 0,5 cm, ướp muối tiêu cho ngấm chừng 15 phút trước khi gói bánh.
Thịt tươi ngon để làm nhân bánh chưng
Thịt tươi ngon để làm nhân bánh chưng
Khi đã chọn được các loại nguyên liệu ngon để gói bánh rồi. Thì khâu gói bánh cho vuông và luộc ngon cũng đòi hỏi nhiều kỹ thuật và kinh nghiệm. Bạn có thể xem thêm:Cách gói bánh chưng vuông.
theo megafun

Bánh Chưng Ngon đem đến bạn những loại bánh chưng ngon của các làng nghề nổi tiếng
Để đặt Bánh chưng ngon vui lòng gọi 0968.31.8765 – bánh ngon sẽ đưa đến nhà bạn!

Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

Ăn bánh chưng gấc cho ngày Tết nhiều may mắn

Một phá cách của bánh chưng ngày Tết, không phải là “Bánh chưng xanh” mà là bánh chưng đỏ được người dân làng Duyên Hà, Thanh Trì, Hà Nội biến tấu với gấc.
Bánh chưng gấc dẻo, lại có vị mặn ngọt của gấc và nhân bánh. Bánh chưng gấc, bề ngoài vẫn xanh như bánh chưng bình thường, nhưng khi bóc ra, ruột đỏ au.
Bánh chưng gấc màu đỏ au mang lại may mắn cho mọi nhà.
Bánh chưng gấc màu đỏ au mang lại may mắn cho mọi nhà.
Giống như xôi gấc mà lại không phải xôi gấc vì gạo dẻo, nhuyễn (như bánh chưng), lại có vị mặn ngọt của gấc và nhân bánh gồm thịt nạc (thật nhiều), cùng với đỗ, đường. Không nhiều thịt mỡ như bánh chưng thường. Sự kết hợp độc đáo này đã tạo nên một mùi vị hoàn toàn mới. Nhưng hấp dẫn nhất là màu sắc của món bánh chưng gấc, rất hợp với không khí Tết.
Có thể nói rằng, bánh chưng gấc làng Duyên Hà là bánh chưng nhưng lại không phải bánh chưng, vì nó tạo ra một hương vị rất mới.
Hấp dẫn nhất là màu sắc đỏ của Gấc mang đến cho người Việt sự “May mắn, hạnh phúc, thịnh vượng.
Bánh Chưng gấc khi ăn lại ngon và đẹp mắt nữa chứ. Hãy thêm vào mâm cỗ ngày tết những chiếc bánh Chưng gấc đỏ này nhé! Bạn cũng có thể dùng những cặp bánh chưng làm quà cùng với những câu chúc Tết ý nghĩa nữa đấy!

Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016

Bánh chưng nếp cẩm giàu dinh dưỡng tốt cho tim mạch

Điểm độc đáo nhất mà ta có thể thấy ở loại bánh chưng tết này đó là vỏ bánh có màu đen tím như ta có thể thấy ở hạt nếp cẩm. Vỏ bánh khi ăn rất mềm và dẻo, ăn vào có cảm giác thanh – mát. Nhân của bánh có vị rất mới lạ, được trộn thêm hành vào nhân thịt mỡ, với hạt tiêu vỡ được bọc trong vỏ ngoài là đậu xanh.
Lá được dùng để gói loại bánh chưng này là lá dong rừng, có màu xanh đậm.
Bánh chưng nếp cẩm ngon
Bánh chưng nếp cẩm ngon
Giá bánh chưng tết loại này khá đắt vì nguyên liệu tuy dễ kiếm nhưng phải được lựa chọn một cách kĩ càng và không phải lúc nào cũng có sẵn để mua.
Bánh chưng cẩm được cho là có hương vị rất riêng, bạn có thể ăn một mình một chiếcbánh chưng nếp cẩm to mà không cảm thấy bị ngấy.
Bánh chưng nếp cẩm mua ở đâu ngon? Bạn hãy đến với cửa hàng bánh chưng ngon
Bánh chưng nếp cẩm mua ở đâu ngon? Bạn hãy đến với cửa hàng bánh chưng ngon
Do làm tư nếp cẩm nên bánh chưng mang đặc điểm dinh dưỡng từ nếp cẩm như sau:
Món ăn giàu dinh dưỡng
Nếp cẩm còn được gọi là “bổ huyết mễ”, là một loại gạo có thành phần dinh dưỡng rất cao. So với các loại gạo khác, nếp cẩm có hàm lượng protein cao hơn 6,8% và chất béo cao hơn 20%. Không chỉ thế, nó còn chứa tới 8 loại axit amin cùng carotene và các nguyên tố vi lượng cần thiết.
Chính vì vậy, thực phẩm này góp phần lớn trong việc bảo vệ và mang đến giá trị sức khoẻ, đặc biệt là những người gầy, người muốn tăng cân.
Rất tốt cho tim mạch
Theo các nghiên cứu khoa học, trong men gạo nếp có chứa hoạt chất lovastatin và ergosterol. Đây được coi là hai thành phần chính giúp hạn chế tai biến tim mạch, đồng thời tái tạo các mạch máu.
Hơn nữa, các loại thuốc chữa tim mạch được chế tạo từ men rượu nếp cẩm cũng không gây ra các phản ứng phụ như dị ứng, mẩn ngứa, buồn nôn… Vì vậy, nó mang lại những hiệu quả rất tốt đối với bệnh nhân, nhất là những người phẫu thuật tai biến mạch máu não. Ngoài ra, rượu nếp cẩm còn giúp giảm lượng cholesterol trong máu, rất tốt cho những người có vấn đề về tim mạch hay huyết áp.
Hạt nếp cẩm
Hạt nếp cẩm
Vị thuốc “thần kỳ”
Nếp cẩm là một món ăn có vị ngọt, tính ẩm, dễ tiêu hóa, làm ấm bụng. Vì thế, cơm nếp cẩm rất tốt đối với những người có vấn đề về tiêu hóa hoặc mắc các căn bệnh về dạ dày. Trong thực phẩm này cũng chứa nhiều chất xơ không hòa tan, có tác dụng chữa một số bệnh ung thư tuyến tính, trực tràng.
Đặc biệt, nếp cẩm còn có công dụng tăng bổ sung hàm lượng sắt cho cơ thể. Bạn có thể kết hợp món ăn này với một số thực phẩm như rau xanh, trái cây, thịt nạc… để có thể đạt được hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, các món ăn từ nếp cẩm như xôi, cơm rượu nếp cẩm chính là những bài thuốc quý có tác dụng bổ máu, kích thích tiêu hóa, trừ giun sán… nữa đấy!

Để đặt Bánh chưng ngon vui lòng gọi số 0968.31.8765

Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

Cách bảo quản bánh chưng được lâu bằng những mẹo đơn giản

Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong các gia đình Việt Nam trong những ngày Tết Nguyên đán. Nếu không được bảo quản đúng cách, bánh rất dễ bị ôi, thiu, lên mốc khiến người ăn có thể bị ngộ độc, rối loạn tiêu hóa… ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Vì vậy, mà việc bảo quản bánh chưng trong ngày Tết là đặc biệt quan trọng
Mẹo bảo quản bánh chưng ngày Tết


Bánh chưng rất dễ bị mốc, thiu nên cần được để ở nơi thoáng mát.
– Sau khi nấu chín, bạn nên rửa bánh lại bằng nước sạch.
– Ép bằng vật nặng để bánh ém chặt lại hơn.
– Treo bánh nơi mát và thoáng gió.
– Cần để nguyên lá gói vào tủ lạnh, ăn đến đâu cắt đến đó, phần mặt cắt, lấy giấy nilông bao kín lại. Nếu bánh có hiện tượng lại gạo (bánh cứng) bạn nên luộc, chiên hoặc hấp lại.
– Lá bánh phải rửa kĩ và để ráo nước hoặc gói bằng lá dong đã được luộc rồi thì bánh để được lâu hơn.
Nếu phát hiện bánh chưng bị mốc vỏ thì tốt nhất không nên ăn. Vì theo ông Nguyễn Thanh Phong, Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, tất cả các thực phẩm đã mốc đều sinh ra độc tố Aflatoxin. Loại độc chất này có thể gây nên những ảnh hưởng bất lợi cho con người qua một thời gian dài tích tụ Aflatoxin từ thực phẩm
Cách bảo quản bánh tét
Khi bánh tét mới vớt ra lò còn nóng thì chúng ta nên treo bánh nơi thoáng mát, chờ cho bánh nguội
– Thời gian sử dụng bánh tét trong vòng 2-3 ngày, Nếu chúng ta muốn sử dụng lâu hơn nên cho bánh vào tủ lạnh, lúc nào chúng ta cần dùng thì đem bánh tét ra hấp lại.
– Bánh tét có thể ăn kèm với thịt kho hột vịt, củ kiệu hoặc đem bánh tét đi chiên giòn lên ăn cũng rất ngon.

Cách giữ bánh chưng để lâu không mốc

Để bánh chưng Tết luôn ngon lành, chúng ta cần chú ý như sau: không nên gói bánh quá chặt tay, bánh sẽ dễ bị lại gạo, bánh cứng, ăn không ngon. Cũng không nên gói quá lỏng tay vì bánh sẽ quá mềm và dễ bị mốc. Nên luộc kỹ cho bánh chín đều và “rền”. Sau khi luộc chín, dỡ bánh ra một chậu nước sạch, tốt nhất là dùng một chậu nước đã đun sôi, để nguội vừa ấm tay và rửa từng cái bánh cho hết nhớt trên bề mặt lá bên ngoài bánh.
Xếp bánh trên sàn gỗ có lót một tấm vải ép cho thoát nước. Mỗi cái bánh, được gói lại bằng giấy báo và xếp vuông vắn trên bàn. Bánh được làm như vậy sẽ bảo quản được lâu hơn, ít bị mốc hơn. Nếu cần lưu trữ bánh lâu, tốt nhất là bảo quản bánh chưng trong ngăn mát của tủ lạnh.
Mỗi lần ăn nên làm nóng bánh chưng bằng lò vi sóng hoặc hấp lại. Nên hạn chế rán bánh vì như vậy đã làm tăng thêm lượng chất béo vào khẩu phần ăn trong dịp Tết là không có lợi cho sức khỏe.

Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016

Vì sao bánh chưng lại ăn với dưa hành?

Bạn có biết, chính sự kết hợp tinh tế, hài hòa giữa hương vị chua thanh – béo ngậy đã giúp món bánh chưng trở nên thêm phần hấp dẫn.
Mỗi dịp Tết đến Xuân về, dường như ai trong trong chúng ta cũng nhớ tới cặp câu đối “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”.
Cho đến nay, “cây nêu”, “câu đối đỏ” dường như không còn được thịnh hành, “tràng pháo” bị cấm từ lâu nhưng “thịt mỡ, dưa hành, bánh chưng xanh” chắc còn lưu truyền mãi và không thể thiếu trong mâm cỗ cúng gia tiên của mỗi gia đình người Việt.



Mâm cố ngày Tết không thể thiếu bánh chưng, dưa hành
Nhưng bạn có bao giờ thắc mắc rằng, vì sao người miền Bắc thường ăn bánh chưng với dưa hành hay bánh tét lại ăn kèm với củ kiệu (người miền Nam) và dưa món (với người miền Trung) chưa? Bài viết dưới đây sẽ bật mí cho bạn câu trả lời.
Nói đến bánh chưng, bánh tét là chúng ta nhớ ngay đến hương vị thơm ngon của nó. Gạo nếp, thịt lợn, đậu xanh, muối tiêu… được gói lá dong xanh và luộc nhừ, ép chặt tạo thành hương vị độc đáo.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia y học, bánh chưng, bánh tét là một món ăn giàu năng lượng – đầy đủ các thành phần đường, đạm, béo, vitamin và chất khoáng.
Một góc bánh có giá trị dinh dưỡng tương đương khi bạn ăn một bát cơm đầy với thức ăn. Mặc dù giàu năng lượng nhưng loại bánh này lại thiếu chất xơ.
Ẩm thực người Việt luôn coi trọng sự hài hòa, cân bằng trong hương vị vì thế đi kèm với sự đậm đà, ngậy béo của bánh chưng, thịt mỡ… không thể thiếu món dưa hành, củ kiệu hay dưa món thanh thanh, chua mát.
Không những thế, loại thực phẩm này còn giúp bổ sung thêm chất xơ cho cơ thể. Bên cạnh đó, vị chua dịu, cay nhẹ và thơm của dưa hành, củ kiệu sẽ giúp gia tăng hương vị của những món ăn khác, đặc biệt kích thích tiêu hóa khi bạn ăn thực phẩm nhiều đạm, lipid, chất béo… như bánh chưng, bánh tét.



Ngày Tết nên ăn dưa hành, sẽ đỡ ngán và mâm cỗ hấp dẫn hơn.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho biết, bạn không nên ăn quá nhiều bánh chưng/bánh tét với dưa hành/ củ kiệu bởi lượng đạm và lượng muối trong hai loại thực phẩm có thể gây hại cho sức khỏe bạn như tăng tiết dịch vị axit dạ dày, dễ bị đầy bụng, ợ chua, khó tiêu…
Lượng dinh dưỡng, chất đạm, chất béo hay muối quá cao trong cơ thể cũng sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới tim mạch… Do vậy, trong những ngày Tết, bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, hạn chế ăn nhiều đồ béo, đường ngọt để cơ thể luôn khỏe mạnh, vui chơi trong dịp Tết.

Thứ Ba, 26 tháng 1, 2016

Các loại hạt ăn vặt ngày Tết cực ngon và tốt cho sức khỏe

Ngày tết ngoài những món ăn cổ truyền của dân tộc, các thực phẩm đa dạng trong món quà Tết chắc hẳn nhiều gia đình chọn các loại hạt làm thức ăn chơi lành mạnh cho gia đình. Đây là một sự lựa chọn hợp lí bởi không chỉ đem lại cảm giác ngon miệng mà cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Dưới đây là một số loại hạt ăn vặt được nhiều bà mẹ hoặc các bạn trẻ yêu thích trong ngày Tết:
1. Hạt óc chó
Được mệnh danh là vua trong các loại quả, với những gia đình có điều kiện thì thường chọn óc chó làm thức ăn sang trong ngày tết. Chúng có giá thành khá đắt nhưng chứa nhiều vitamin E, Omega 3 có tác dụng chống lão hóa, giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến và ung thư vú, ngăn ngừa loãng xương.

Quả óc chó được đánh giá cao bởi những lợi ích cho sức khỏe mà chúng mang lại
Ngày nghỉ lễ quan trọng nhất trong cả năm nỗ lo lớn nhất của chị em phụ nữ là tăng cân? Hãy ăn óc chó trước đó khoảng 3 tháng mỗi ngày từ 7 – 14 hạt đảm bảo mỡ bụng được loại bỏ và kiểm soát tốt hơn rất nhiều.
2. Hạt dẻ
Trên thị trường có rất nhiều loại hạt dẻ khác nhau, vào ngày tết thì hạt dẻ của các vùng núi phía Bắc của Tổ Quốc vẫn còn. Hạt dẻ này rất ngon, thơm ngọt tự nhiên và có vị bùi rất dễ chịu; luộc hay rang đều rất ngon.
Ngoài ra còn có hạt dẻ cười, rất nhiều vitamin C, canxi, sắt, magie, photpho, mangan, đồng, kẽm, kali dồi dào. Hạt dẻ không chỉ làm mất đi cảm giác ngấy với thức ăn tết nhiều dầu mỡ mà là phương thuốc tự nhiên chữa bệnh đau khớp, đau lưng, suy nhược cơ thể.
3. Hạnh nhân
Hanh nhân có từ rất lâu đời, trong cả kinh thánh cũng xác nhận có loại hạt này. Chúng cung cấp 35% như câu vitamin E trong một ngày, ngăn ngừa bệnh ung thư và Alzheimer.


Hạt hạnh nhân thơm ngọt bùi.

Hạt hạnh nhân được mệnh danh là thiên sứ của con người, không chỉ những ngày tết bạn cũng nên chọn nó làm thực phẩm hàng ngày để bảo vệ sức khỏe của gia đình.
4. Hạt điều


Hạt điều cũng là món ăn chơi khá phổ biến trong dịp Tết Nguyên Đán, các đĩa hạt điều trên mâm tiếp khách bao giờ cũng hết sớm nhất. Khá ngon và đẹp mắt, hạt điều còn cung cấp nhiều axit oleic, magie, axit anacardic, vitamin E,… phòng ngừa bệnh tim mạch, ngừa lão hóa và chăm sóc cho mái tóc khỏe mạnh,…
Những loại hạt này khá phổ biến nhưng có giá thành rất cao nhiều gia đình không dám chọn chúng làm thực phẩm ngày tết bởi dẫn đến mất cân đối trong chi tiêu. Vì thế có thể mua hạt làm quà tết tặng những người thân trong gia đình.

Ngoài ra, nếu các bạn có nhu cầu đặt mua bánh chưng các loại: bánh chưng gấc, bánh chưng nếp cẩm, bánh chưng Bờ Đậu, bánh chưng Tranh Khúc, bánh chưng nhân ngọt thì các bạn có thể đến địa chỉ Tiệm Bánh Chưng Ngon số 72A, ngõ 592, Trường Chinh, Hà Nội để mua được những chiếc bánh chưng thơm ngon nhất nhé. Hoặc là các mẹ có thể đặt hàng từ banhchungngon.vn Chúng tôi luôn sẵn sàng làm hài lòng quý khách hàng kể cả những người khó tính nhất.
Chúc mọi người năm mới nhiều niềm vui và hạnh phúc!

Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016

Bánh Chưng Ngon, bánh ngon của người Việt!

➽➽ ĐĂNG KÍ NHANH TAY - NHẬN NGAY ƯU ĐÃI ღღღღღ
★★ Cơ hội được tặng kèm 1kg giò ngon Ước Lễ khi đặt bánh chưng Tết 2016
✪✪ Chương trình chỉ có vài ngày thôi!!!
➨➨➨ Nhanh tay đặt mua bánh chưng cho Tết này.
➤➤➤ Đặt bánh nhanh tại www.BanhChungNgon.vn
____________
☛ Đặc sản các làng nghề nổi tiếng Miền Bắc: bánh chưng Tranh Khúc, bánh chưng Bờ Đậu, bánh chưng Lỗ Khê
☛ Bánh chưng gấc - Thơm - Ngon - Mềm
☛ Bánh chưng nếp cẩm - Bổ dưỡng cho sức khỏe, đặc biệt là tốt cho hệ tim mạch
☛ Vệ sinh, sạch sẽ và có chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
____________
► Cam kết:
Bánh Ngon - Giá tốt - Đưa bánh nhanh - Đảm bảo sạch sẽ - Hoàn toàn yên tâm
===========================
✪✪✪ BÁNH CHƯNG BÁN QUANH NĂM - PHỤC VỤ TẾT ĐÔNG ĐẢO
☛ ĐẶT HÀNG ĐIỀN TÊN - SĐT - THỜI GIAN NHẬN BÁNH

☛ Miễn phí ship (Hà Nội) đặt từ 15 chiếc trở lên
☛ Hoặc gọi điện: 096 831 8765
☛ Đ/c: Số 72A, Ngõ 592, Trường Chinh, Hà Nội

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016

Cách làm bánh chưng vuông vừa đẹp mắt và ngon miệng

Hãy để banhchungngon.vn hướng dẫn bạn cách làm bánh chưng vuông đẹp mắt và ngon cho gia đình bạn nhé. Bánh chưng là thứ không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Sau đây là bí quyết làm bánh chưng vuông dành cho bạn.

Gói bánh chưng cần những nguyên liệu như sau:

Cho 5 chiếc bánh có kích thước 12 x 12 cm
– Gạo nếp: 2kg
– Đậu xanh khô (đã cà vỏ): 500gr
– Thịt ba chỉ: 500gr
– Lá dong: 30- 35 lá
– Lạt để buộc bánh: 30 cái
– Hành khô, muối, đường, hạt tiêu
– Khuôn bánh cỡ 12 x 12 cm
Nguyên liệu làm bánh chưng vuông
Nguyên liệu làm bánh chưng vuông

Hướng dẫn cách làm bánh chưng ngon hấp dẫn:

Bước 1 : Bạn chọn mua những hạt đậu xanh to căng tròn nhất rồi đem ngâm vào nước ấm khoảng 2 giờ thì sẽ thấy hạt đậu xanh nở căng ra là được. Đãi thật sạch rồi nhặt bỏ phần vỏ và những hạt lép xấu đi. Sau đó bạn đem đậu xanh xóc với thìa ăn cơm muối rồi cho vào nồi hấp đến khi chín bở mềm là được. Bạn sử dụng thìa tán nhuyễn đậu xanh tiếp theo hòa trộn đều với 2 thìa cafe đường và 1 thìa cafe hạt tiêu. Tiếp tục nắm đậu thành 10 nắm bằng nhau.
Bước 2 : Bạn ngâm gạo nếp vào nước khoảng 3 giờ để cho gạo mềm ra, lưu ý chỉ cần gạo mềm ra là được chứ đừng ngâm lâu quá hạt gạo nếp sẽ bị nhão và khi đó bánh chưng sẽ mất ngon. Sau khi ngâm xong thì bạn đãi gạo nếp cho sạch và nhặt bỏ hạt xấu cùng những hạt thóc bị sóc. Rồi để cho gạo chảy hết nước, sau đó xóc gạo với 1 thìa ăn cơm muối cùng 1 thìa ăn cơm hạt nêm.
Bước 3 : Bạn rửa thịt thật sạch rồi cho vào ngăn đá của tủ lạnh để khoảng nửa tiếng cho thịt hơi cứng lại như thế thì sẽ dễ thái hơn. Thái thịt thành những miếng to bản và dày cơ 1cm nhé. Tiếp tục bạn ướp thịt với 2 thìa ăn cơm mắm, 1 củ hành tím băm nhuyễn, 2 thìa cafe hạt nêm, 1 thìa cafe hạt tiêu, thìa ăn cơm đường. RỒi lại để thịt vào tủ lạnh ngăn mát trong 2 tiếng cho thịt ngấm đều gia vị, khi ăn bánh chưng sẽ ngon đậm đà hơn
Bước 4 : Chọn lá dong bánh tẻ (không quá già hoặc quá non) thì mới dễ gói, mỗi bánh chọn 4 chiếc lá. Ngâm lá vào nước cho mềm, rửa sạch hai mặt lá và để ráo nước. Dùng khăn sạch lau lá cho thật khô, cắt bớt gân lá.
Chọn lạt: Lạt gói bánh chưng là loại lạt giang, mỏng, mềm và dẻo dai. Mỗi một chiếc bánh cần khoảng 2-4 chiếc lạt tuỳ bạn muốn buộc hình chữ thập (2 lạt) hay hình vuông (4 lạt) trên bánh.
Bước 5 :Tiếp tục làm theo hướng dẫn cách gói bánh chưng ngon. Bạn xếp 3 lạt nằm dọc rồi xếp 3 lạt nằm ngang để có khoảng cách đều nhau vừa bằng một chiếc khuôn. Bạn đặt khuôn lên trên, tiếp tục đặt một chiếc lá có màu xanh đậm lên bên ngoài vào một cạnh khuôn, sau đó mở lá ra đẩy ra sang bên cạnh khuôn để lá tạo thành một góc vuông đẹp.
Các bước gói bánh chưng vuông bằng khuôn
Các bước gói bánh chưng vuông bằng khuôn
– Bạn bỏ 2 mép lá nằm bên dưới đáy xuống khuôn rồi gập 2 mép là này thành hình tam giác. Dùng một chiếc lá có màu xanh đậm sang bên ngoài làm tương tự với góc đối diện góc thứ tư nhưng bạn không cần phải gập 2 mép lá nằm dưới đấy khuôn hình tam giác nhé
– Tiếp đó bạn sử dụng 2 chiếc lá có màu xanh nhạt bên ngoài và làm tương tự với góc còn lại như bạn đã làm với góc thứ 2 nhé
– Bạn dùng 2 chiếc lá đặt theo hình chữ thập và đặt vào khuôn, cho mặt đậm của lá ngửa lên trên. Mục đích là để tạo thêm một lớp nữa cho chắc chăn để tránh việc khi nấu bánh lâu bánh sẽ bị xì gạo ra các bên góc bánh sẽ mất ngon và không được đẹp mắt.
Bước 6 : Bạn xúc 1 bát gạo vào khoảng 200g cho vào khuôn vừa ấn vừa dàn đều gạo ra đấy khuôn. Sau đó bốc một nắm đỗ rải đồ lên trên gạo nhưng khi rải thì hãy chừa lại và các cách khuôn khoảng 1.5cm. Tiếp tục xếp 2 miếng thịt lên trên rồi đem đồ lại và dùng thêm đỗ khác rải lên cho phủ kín phần thịt. Tiếp đó, bạn múc thêm miệng bát gạo khác rồi rải đều xung quanh cạnh khuôn trước, lại tiếp tục rải gạo phủ đều kín lên trên mặt đỗ. Bạn dùng tay ấn nhẹ ở các góc và phần mặt bánh cho gạo nén xuống. Cuối cùng bạn gập các cạnh lá lại cho thật gọn , tay trái thì giữ cho lá khỏi bung ra, tay phải lấy khuôn ra đeo vào cổ tay trái. Bạn lại đổi tay phải giữ lấy phần lá, bỏ khuôn ra khỏi tay và dùng kéo cắt đều hai đầu của mỗi sợi lạt lại và cột bánh lại.
Bước 7: Luộc bánh lấy nồi to, dày với dung tích tùy theo số lượng bánh đã được gói. Rải cuộng lá dong thừa xuống dưới kín đáy nhằm mục đích tránh cho bánh bị cháy. Xếp lần lượt từng lớp bánh lên đến đầy xoong và xen kẽ các cuộng lá thừa cho kín nồi. Đổ ngập nước nồi và đậy vung đun. Người nấu bánh phải canh giờ tính từ thời điểm nước sôi trong nồi và duy trì nước sôi liên tục trong 10 đến 12 giờ. Trong quá trình đun, thỉnh thoảng bổ sung thêm nước nóng để đảm bảo nước luôn ngập bánh. Những chiếc bánh ở trên có thể được lật giở để giúp bánh chín đều hơn, tránh tình trạng bị lại gạo sau này. Trong lúc đun, có thể lấy bánh ra, rửa qua trong nước lạnh, thay một lượt nước mới khác, bánh sẽ rền, ngon hơn.
Bánh chưng là loại bánh truyền thống không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên của đại đa số người Việt từ xưa đến nay, vào mỗi dịp tết đến xuân về. Để không khí tết thêm vui và ý nghĩa hơn, các chị em hãy tự tay mình làm những chiếc bánh chưng thơm ngon cho gia đình mình thưởng thức nhé. Tuy nhiên, nếu chị em quá bận rộn không có thời gian gói bánh và đang băn khoăn nên mua bánh chưng ngon ở đâu để đảm bảo được chất lượng thì hãy đến với bánh chưng ngon nhé. Chúng tôi chắc chắn rằng bạn sẽ hài lòng!

Để đặt bánh các bạn có thể đến địa chỉ số 72A, ngõ 592, Trường Chinh, Hà Nội (096.381.8765). hoặc truy cập website: banhchungngon.vn

Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2016

Làng nghề gói bánh chưng ngon Bờ Đậu

Làng bánh chưng Bờ Đậu thuộc xã Cổ Lũng, Huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, nằm trên km 8 đến km10 trên quốc lộ 3 đoạn Thái Nguyên đi Bắc Cạn.
Làng bánh này cũng có tuổi đời từ rất lâu và cũng khá nổi tiếng trong và ngoài tỉnh.
Ngoài loại bánh vuông truyền thống, bánh chưng tròn của làng cũng rất ngon, bánh chắc nịch, ăn dẻo, dền, vị thơm tỏa ra từ trong tới ngoài vỏ bọc.
Nếp để làm bánh là loại nếp nương đặc sản vùng Định Hóa. Lá dong được lấy từ trong rừng nên có mùi thơm đặc trưng của vùng núi rừng ở Thái Nguyên.
Bánh chưng ngon Bờ đậu
Bánh chưng ngon Bờ đậu

Người làm bánh thường chọn lá nếp, có mày xanh nhạt, độ mềm dai của lá lúc đó đạt tới ngưỡng tốt nhất để gói bánh. Thêm nữa, nước luộc bánh là nguồn nước tự nhiên, nước từ giếng khơi có nguồn chảy từ trong núi ra. Do đó, hương vị của bánh đậm đà, thơm ngon và đặc biệt.

Bánh Chưng Ngon đem đến bạn những loại bánh chưng ngon của các làng nghề nổi tiếng
Để đặt bánh chưng ngon vui lòng gọi 0968.31.8765 – bánh sẽ được đưa đến tận nhà bạn!

Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2016

Tặng thêm Giò lụa Ước Lễ Ngon đặt mua bánh chưng Tết 2016

Cửa hàng Bánh Chưng Ngon kính chào quý khách!
Tết nguyên đán 2016 năm nay, cửa hàng Bánh Chưng Ngon thay lời tri ân, xin gửi tới khách hàng chương trình tặng kèm thêm Giò Lụa, Chả Quế, Chả Cốm Ước Lễ để ăn tết khi khách hàng đặt mua bánh chưng.
Chương trình áp dụng đến 06/02 (ngày 28 Tết)
  Mua trên 15 chiếc bánh chưng Gấc, bánh chưng Cốm, hoặc trên 20 chiếcbánh chưng xanh được tặng kèm thêm 0,5kg Giò Lụa, Chả Quế, hoặc Chả Cốm.
  Mua trên 20 chiếc bánh chưng Gấc, bánh chưng Cốm, hoặc trên 30 chiếcbánh chưng xanh được tặng kèm thêm 1kg Giò Lụa, Chả Quế, hoặc Chả Cốm.
  Những khách hàng đã mua bánh chưng Tết 2015, trong năm 2015 đã đặt mua bánh chưng sẽ được giảm giá 5.000đ/chiếc bất kể đặt bao nhiêu chiếc và vẫn được áp dụng 2 chương trình khuyến mại trên.
Trong năm 2015 vừa qua, cửa hàng Bánh Chưng Ngon đã trực tiếp đem những chiếc bánh ngon từ các làng nghề nổi tiếng như Bờ Đậu, Lỗ Khê, Tranh Khúc phục vụ khách hàng, rất nhiều bánh đã được đặt. Trong quá trình làm bánh cũng giống như làm bất kỳ sản phẩm nào khác cũng có lúc không thể tránh khỏi những lúc bánh không được vừa ý tất cả mọi người, rất mong khách hàng thông cảm, nhưng đa số bánh chưng đều được mọi người đánh giá là ngon, mềm, sạch sẽ.
Một lần nữa Bánh Chưng Ngon xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các khách hàng đã từng đặt bánh chưng tết 2015, và vẫn thường xuyên đặt bánh trong các ngày mùng 1, rằm âm lịch để cúng lễ. Xin cảm ơn các đám cưới trong năm 2015 đã quan tâm tới món bánh chưng truyền thống này.
Bánh Chưng Ngon kính chúc khách hàng luôn an khang, gia đình hạnh phúc, ấm êm, an vui hòa thuận, phát triển rực rỡ trong năm mới 2016!
Khuyến mại Mua bánh chưng Ngon Tết 2016
Khuyến mại Mua bánh chưng Ngon Tết 2016

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

Tặng 1 cặp bánh chưng khi mua trên 3kg giò chả

Cửa hàng Giò Chả Vua kính chào quý khách!
Cửa hàng Giò Chả Vua đã chính thức đi vào hoạt động để phục vụ nhu cầu món ăn ngon, đậm chất tinh hoa truyền thống này của người Việt Nam chúng ta.
Chúng tôi hận hạnh phục vụ các loại giò, chả đặc biệt và là đặc sản ngon như: giò lụa Ước Lễ, giò bê Nghệ An, giò bò Đà Nẵng, chả nhái ngon đặc sản Hà Nội….

Khi bạn đặt mua trên 3kg giò chả, bạn sẽ được tặng một cặp bánh chưng Phúc – Lộc

Đặt mua giò ngon ăn Tết
Đặt mua giò ngon ăn Tết
Cửa hàng Giò Chả Vua trân trọng cảm ơn!

Thứ Tư, 20 tháng 1, 2016

Địa chỉ đặt mua bánh chưng, mua giò chả ngon ở Hà Nội

Giò, bánh chưng là hai món không thể thiếu trong mâm cỗ lễ trong các gia đình, cỗ cưới và đặc biệt là mâm cỗ Tết, trước đây các món truyền thống này thường được các gia đình tự làm, nhưng hiện nay để tiết kiệm thời gian, người ta thường tìm đến mua giò, bánh chưng đặc sản ở các cửa hàng, vừa đảm bảo an toàn lại tiện lợi.

Địa chỉ mua Bánh Chưng – Giò Chả – Bánh Dầy Ngon

Hiện nay nhu cầu sử dụng Giò chả, Bánh Chưng là thường xuyên hơn không chỉ ngày lễ, tết. Vào những ngày mùng 1 hoặc ngày rằm âm lịch hàng tháng có rất nhiều khách hàng đặt bánh chưng và giò chả để làm mâm cỗ lễ. Các tiệc cưới cũng thường sử dụng bánh chưng hoặc bánh dầy trên mâm cỗ cưới vừa sang trọng lại vừa đậm truyền thống, vừa thể hiện được ý nghĩa tâm linh.

Vậy bạn mua Bánh Chưng – Giò Chả – Bánh Dầy ngon ở đâu? luôn là một câu hỏi đặt ra trong đầu mỗi người khi có nhu cầu dùng đến món bánh truyền thống này. Bạn hãy đến với cửa hàng Bánh Chưng Ngon – Giò Chả Vua – Bánh Dầy Ngon để đặt những món bánh này nhé! Cửa hàng đem đến các sản phẩm bánh chưng, giò chả, bánh dầy được cung cấp trực tiếp từ các làng nghề nổi tiếng và được gọi là đặc sản như: Bánh Chưng Bờ Đậu, Bánh Chưng Tranh Khúc, Bánh Chưng Lỗ Khê, Giò Chả Ước Lễ, Bánh Dầy Quán Gánh.


Khi bạn có nhu cầu hãy liên hệ theo số: 096 831 8765 để đặt mua hoặc truy cập các website www.banhchungngon.vnwww.banhdayngon.vnwww.giochavua.vn để xem – đặt mua nhé!

Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016

http://banhchungngon.vn/3-lang-goi-banh-chung-noi-tieng-dat-ha-thanh/

Vào những ngày từ đầu tháng 12 âm lịch và gần đến tết thì không khí đón tết tại các làng nghề lại trở nên bận rộn và hối hả hơn bao giờ hết đặc biệt là các làng nghề gói bánh chưng. Ở Hà Thành có 3 làng gói bánh chưng nổi tiếng mà khi nhắc đến thì hầu như ai cũng biết đó là làng bánh chưng Tranh Khúc, bánh chưng Lỗ Khê, và bánh chưng Làng Bạc.

Bánh chưng Lỗ Khê

Từ trung tâm thành phố Hà Nội đi lên khoảng 30 km về hướng Đông Bắc, làng Lỗ Khê thuộc xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội. Dù không được nhiều người biết tới nhưbánh chưng ở Tranh Khúc, song nếu ai đã một lần thưởng thức bánh chưng nơi đây thì đều khó mà quên được.

Bánh chưng Lỗ Khê độc đáo nhất ở phần nhân bánh, bởi được làm rất cầu kỳ, có vị đậm đà hơn hẳn so với bánh chưng được làm ở nơi khác.
Đỗ xanh làm nhân bánh được chọn lọc rất kỹ, là loại đỗ hạt tiêu nhỏ, hạt tròn mây mẩy. Sau khi vỡ đỗ, người làm bánh ngâm cho tróc vỏ, đãi sạch, để ráo và hấp chín. Thịt lợn phải là loại nạc vai, dính chút mỡ để tạo vị béo ngậy, nhấn nhá thêm vị cay và thơm nồng của tiêu hột xay.
Đến thăm làng Lỗ Khê ngày cuối năm sẽ thấy rõ sự tấp nập, hối hả của những chiếc xe máy “cà tàng” của khách bán buôn lá dong.
Trong làng, sân nhà nào cũng đầy ắp những chiếc lá dong được rửa sạch, gạo nếp ngâm, đỗ xanh thơm nức, xoong thùng đã chuẩn bị sẵn sàng lên bếp lửa. Có những nhà gói bánh quy mô lớn thì chỉ trong ba ngày 27, 28, 29 Tết có thể xuất đến 5.000 chiếc.
Thời gian này cũng là thời điểm các khách mua buôn, khách đến đặt hàng rất đông. Bánh của làng chủ yếu phục vụ vùng ngoại và nội thành Hà Nội. Thời gian cao điểm, các lò bánh “đỏ lửa” từ khoảng 22 tháng Chạp đến tận 30 Tết. Làng nghề truyền thống Lỗ Khê đã có nhiều cải tiến cách làm bánh nhưng người dân vẫn luôn tuân thủ nguyên tắc truyền thống có từ ngàn xưa.
Nhiều người đã cầu kì tìm đến tận làng để đặt bánh chưng, như một món lễ vật thành kính dâng lên bàn thờ tổ tiên những ngày lễ Tết.

Bánh chưng Tranh Khúc

Làng Tranh Khúc thuộc xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì (Hà Nội) có lẽ được nhiều người biết tới nhất. Trước đây, gần như cả xã Duyên Hà nằm ở ngoài đê sông Hồng úng ngập triền miên. Đến thập kỷ 70 của thế kỷ trước, một phần thôn Tranh Khúc phải tách ra, lập làng mới là Tranh Khúc ”ngọn” còn làng cũ là Tranh Khúc ”gốc”.
Nghề làm bánh chưng ở Tranh Khúc mang tính gia truyền, người thôn khác rất khó “học lỏm”. Những người gói bánh chuyên nghiệp ở Tranh Khúc không cần dùng khuôn mà mỗi tiếng gói được 80 chiếc, vuông chằn chặn.


Khi gói, người gói phải chặt tay, đúng quy cách, đúng trọng lượng, luộc phải đủ giờ. Làm bánh chưng tưởng như đơn giản nhưng thực ra đòi hỏi cao về kỹ thuật, chỉ cần một kỹ thuật không đúng như lá không sạch, than nấu kém chất lượng, pha nước không đúng giờ cũng ảnh hưởng ngay đến sản phẩm.
Đến nay, những chiếc bánh chưng Tranh Khúc dẻo, thơm ngon không chỉ được người dân Hà Nội ưa chuộng, mà còn được người dân nhiều nơi biết tiếng, góp phần làm phong phú thêm danh sách món ngon đất Hà thành.

Bánh chưng Làng Bạc

Tuy không nhiều lò bánh, nhưng làng lại có những dòng họ lớn chuyên làm bánh chưng từ bao đời nay.
Có lẽ vì thế mà bánh chưng làng Bạc được nhiều người Hà Nội ví là “bánh chưng vàng, chưng bạc” bởi giá đắt và chất lượng cũng thuộc loại ngon nhất nhì trong số các làng làm bánh quanh Thủ đô.


Không có nhiều hộ trong làng làm nghề bánh nhưng lượng bánh của làng cung cấp ra thị trường chiếm từ 20%-30% thị phần.
Mặc dù nghe rất “công nghiệp” nhưng bánh của làng vẫn mang được hương vị đặc trưng truyền thống.
Bí quyết nằm ở tay gói bánh. Và những nghệ nhân gói bánh làng Bạc luôn thuộc 10 chữ “vàng” để tạo nên thương hiệu bánh chưng làng Bạc là “thịt nằm kín trong đỗ, đỗ nằm kín trong gạo”.
Thế nên những đầu mối đặt bánh chưng ở các chợ như Đồng Xuân, Hàng Da, Chợ Hôm… đều có chung quan điểm là bị bánh chưng làng Bạc “bỏ bùa” bởi hương thơm, rền, đầy đặn, vừa ăn nên khách hàng rất chuộng.
Những ngày này, làng Bạc đã bắt đầu vào vụ làm bánh chưng Tết. Đây là thời vụ làm hàng cao điểm nhất trong năm. Số lượng bánh gói có thể gấp 5-10 lần ngày thường.

Em nhận đặt bánh chưng tết âm lịch 2016, bánh chưng gấc, bánh chưng cốm, bánh chưng bờ đậu, ... Bánh ngon, bổ, rẻ, uy tín, chất lượng, em nhận đặt bán buôn, bán lẻ, hoặc đặt bánh cho hội nghị, đám cưới,đám hỏi luôn ạ! em có nhận ship toàn quốc, ship tận nơi theo yêu cầu! mẹ nào có nhu cầu thì 
liên hệ với em theo số điện thoại: 096 831 8765, hoặc truy cập banhchungngon.vn để đặt hàng ạ! em phục vụ 24/24h luôn!
Bánh Chưng ngon, bánh ngon của người Việt!

Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

Tản mạn về ngày tết xưa của người Việt – Phần 1

Trong ký ức của mỗi chúng ta, ngày tết thật ý nghĩa, những ai đã từng trải qua tuổi thơ ấu hồn nhiên mong đến tết, mong được áo quần mới, dép mới,…thì mới cảm nhận được thật sự không khí tết vui như thế nào? Nào chúng ta cùng xem một bài viết tản mạn về ngày tết xưa của người Việt sao nhé!
Đầu tiên là nuôi lợn, ngày ấy không có giống lợn lai và thức ăn tăng trọng, mà toàn là giống lợn quê cho ăn cám nấu cây chuối dọc khoai hay bèo tấm. Sức lớn mỗi tháng chỉ 4-6kg. Nên để đạt trọng lượng 50-60kg thịt cho ngày Tết, phải nuôi từ đầu năm.
Đối với những nhà có điều kiện gói bánh chưng, cũng ngay từ đầu tháng Chạp đã lo mua gạo nếp, đậu xanh… để sẵn. Thậm chí đến những chiếc lá để gói bánh – như lá dong, những chiếc lạt để buộc bánh chưng, bánh giò… cũng phải lo liệu trước, không đợi cận Tết mới sắm. Họ lo như thế nào? Những nhà có vườn cây, quanh năm góp nhặt những tàu lá rụng, cắt lấy mà tước mỏng, quấn lại lên bếp để Tết mà gói giò…

Cứ rằm tháng Chạp, nhà nào cũng làm dưa hành. Hành củ to tròn, mua về ngâm nước gio bếp năm ngày, rồi bóc vỏ cắt rễ trộn muối hai ngày sau thì đổ nước ngâm, mất 7-8 ngày nữa củ hành mới hết cay chuyển thành dưa chua dôn dốt. Không phải món chính, nhưng trên mâm cỗ ngày tết không thể thiếu món này, nên ngày xưa nó được xếp vào sáu loại phẩm vật đặc trưng của Tết: “Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh/Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ.”
Không khí Tết bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp, cúng ông Công ông Táo lên chầu Trời. Ngày 24 trở đi đã rộn rã lắm rồi, trẻ con mua pháo lẻ ở chợ về đốt chơi đì đùng ở sân đình. Người lớn lau dọn bàn thờ tổ tiên, đi tạ quan thần linh ở những nơi đặt phần mộ ông bà cụ kỵ; tổng vệ sinh nhà cửa, ngõ xóm… Từ 27 đến 30 tháng Chạp, nhà nhà lo mổ lợn, gói bánh chưng, bánh tẻ, quấy chè lam, nấu kẹo lạc, làm bỏng mụn.

Chỉ trừ số ít gia đình quan lại và dân phố phường, thành thị là ăn Tết có cao lương mĩ vị đắt tiền, còn đại đa số người dân, sống bằng nghề làm ruộng ở nông thôn, lấy bánh chưng thịt lợn làm cơ bản để cúng và ăn Tết. Thường là mỗi nhà mổ một con lợn, nhà ít người hoặc nghèo thì chung nhau hai nhà một con, nhà quá ít người hoặc quá nghèo thì ăn đụng một đùi hoặc nửa đùi.
Suốt ngày 28 đến 30 tháng Chạp tiếng lợn kêu eng éc khắp làng xóm, các bến nước hai bên bờ sông kẻ lên người xuống dập dìu, chỗ này cọ lá dong, chỗ kia làm lòng lợn.
Quanh năm bận rộn, bữa ăn đơn giản vài ba món, toàn là rau dưa, cà kiệu, cá tôm, cua lươn, ốc ếch. Tết đến mổ con lợn ra mới có điều kiện bày vẽ trước cúng sau ăn. Cái sỏ thường dùng gói giò gọi là giò thủ, đôi thăn giã nhuyễn gói giò lụa, cũng có nhà gói cả giò mỡ. Chả rán thì dùng thịt nạc giã nhuyễn nặn như chiếc đĩa, chả nướng thì thái miếng ướp hành nước mắm, cũng ướp cả riềng mẻ nữa, vót tre làm xiên mỗi xiên 7-8 miếng.
Những khổ thịt ba chỉ hay nửa nạc nửa mỡ luộc qua cho cứng lại rồi thái thỏi bề ngang vài ngón tay, đem áp chảo. Sườn thì chặt quân cờ cặp gắp nướng chả vè hoặc tút xương làm chả chìa. Xương để hầm măng khô. Món nem thính gói lá ổi cũng nhiều nhà làm, vì có nó hương vị Tết mới đậm đà…
Bánh chưng là món ăn ngon, hạt gạo tự mình làm ra chẳng cần đong đếm song ngặt một nỗi là chiếc nồi đồng luộc được ba bốn chục bơ gạo bánh, trong làng chỉ có năm bẩy nhà giầu sắm được. Vì vậy phải mượn chuyền tay nhau, phải dạm trước với nhà chủ để còn sắp xếp. Có nhà luộc bánh từ sáng ngày 27, nhà mượn cuối cùng là chiều 30 Tết, tính đếm sao cho kịp trả nồi trước lúc gia chủ thắp hương đón giao thừa, tiếng pháo nổ rền mừng năm mới.
Do bài viết quá dài nên mời bạn click Phần 2 để xem tiếp nhé!

Để đặt Bánh chưng ngon vui lòng gọi số 096 831 8765